Điều kiện được xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ thương tật

Ông Trần Thái Hoan (tỉnh Kiên Giang) có bố là thương binh hạng 2/4, loại A với tỷ lệ thương tật là 61%. Ông Hoan muốn được biết bố ông được hưởng chế độ thương binh với tỷ lệ thương tật trên có đúng quy định không khi bố ông bị cụt 1/3 chân phải, chấn thương đầu dẫn đến thần kinh không bình thường và một số chấn thương khác. Nếu muốn điều chỉnh lại thì liên hệ với cơ quan chức nào và cần làm những thủ tục gì? Ông Hoan đã tốt nghiệp trung học phổ thông được 2 năm nhưng không có điều kiện đi học tiếp, nay ông đỗ trường Cao đẳng kỹ thuật tỉnh Kiên Giang. Ông Hoan hỏi ông có được hưởng chính sách của con thương binh không?

Căn cứ tình trạng thương tật cụ thể Hội đồng giám định Y khoa tỉnh Kiên Giang kết luận tỷ lệ thương tật của ông Trần Văn Thái, bố ông Hoan là 61% vĩnh viễn và được hưởng trợ cấp thương tật theo tỷ lệ 61% là đúng với quy định.

Việc ông Thái muốn điều chỉnh lại tỷ lệ thương tật thì theo quy định không thực hiện giám định những trường hợp mà Hội đồng giám định y khoa đã kết luận tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên vĩnh viễn.

Trường hợp có vết thương tái phát đặc biệt (vết thương sọ não bị khuyết hộp sọ gây biến chứng rối loạn tâm thần; vết thương cột sống sau khi giám định mới biến chứng gây liệt ½ người; các vết thương vào tay, chân và các bộ phận khác, sau khi giám định mới tái phát phải phẫu thuật cắt bỏ một phần) thì được xem xét.

Ông Hoan là con đẻ của thương binh còn đi học thì được áp dụng thực hiện chính sách ưu đãi trong giáo dục và đào tạo theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BCT-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm 2014 – 2015.

Để được xem xét thực hiện chính sách ưu đãi, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang đề nghị ông Trần Thái Hoan đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện nơi cư trú để được hướng dẫn xác lập thủ tục thực hiện theo quy định.

Tỷ lệ thương tật
Hỏi đáp mới nhất về Tỷ lệ thương tật
Hỏi đáp pháp luật
Tỷ lệ thương tật 10% có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Giám định bổ sung tỷ lệ thương tật
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện được xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ thương tật
Hỏi đáp pháp luật
Đánh người tỷ lệ thương tật 18% sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp pháp luật
Có được cộng gộp tỷ lệ thương tật gây ra
Hỏi đáp pháp luật
Xác định tỷ lệ thương tật khi bị chém
Hỏi đáp pháp luật
Nâng tỷ lệ thương tật, hưởng trợ cấp theo mức mới
Hỏi đáp pháp luật
Tỷ lệ thương tật để bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp pháp luật
Gãy 01 xương bàn tay thì tỷ lệ tổn thương bao nhiêu %?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tỷ lệ thương tật
Thư Viện Pháp Luật
333 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tỷ lệ thương tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tỷ lệ thương tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào