Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản về Giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là một trong những quy định mà các doanh nghiệp cần tuân theo tại Luật Bảo vệ môi trường 2020.

1. Giấy phép môi trường là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên có thể thấy rằng giấy phép môi trường là một văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Bên cạnh đó giấy phép môi trường được cấp khi đảm bảo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp văn bản về Giấy phép môi trường (Hình từ Internet)

2. Đối tượng nào bắt buộc phải có giấy phép môi trường?

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải có giấy phép môi trường như sau:

Đối tượng phải có giấy phép môi trường

1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Theo đó, đối tượng phải có giấy phép môi trường là dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Tuy nhiên, dự án đầu tư trên thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Ngoài ra, dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 nêu trên thì cũng phải có giấy phép môi trường.

3. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung giấy phép môi trường như sau:

Nội dung giấy phép môi trường

....

2. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:

a) Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;

b) Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;

c) Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;

d) Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

đ) Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

....

4. Tổng hợp văn bản về Giấy phép môi trường

1

Luật Bảo vệ môi trường 2020

Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Nội dung liên quan đến Giấy phép môi trường được quy định cụ thể tại Mục 4 Chương IV Luật này.

2

Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/08/2022.

Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính về Giấy phép môi trường được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

3

Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022. 

Các hướng dẫn liên quan đến Giấy phép môi trường được quy định cụ thể từ Điều 28 đến Điều 31 Nghị định này.

5

Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.

Hướng dẫn liên quan đến Giấy phép môi trường được quy định cụ thể tại Điều 18 đến Điều 20 Thông tư này.

6

Quyết định 1701/QĐ-BTNMT năm 2023 quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quyết định 1701/QĐ-BTNMT có hiệu lực từ ngày 26/06/2023. Ban hành 11 quy trình và 11 phụ lục về quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có 05 quy trình liên quan đến Giấy phép môi trường, bao gồm:

(1) Cấp Giấy phép môi trường;

(2) Cấp điều chỉnh Giấy phép môi trường;

(3) Cấp đổi Giấy phép môi trường;

(4) Cấp lại Giấy phép môi trường;

(5) Chấp thuận liên kết, chuyển giao chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.239.0
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!