Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Toàn bộ văn bản quy định về công trình ngầm đô thị

Công trình ngầm đô thị được hiểu và quy định như thế nào trên pháp luật. Dưới đây là tổng hợp văn bản về công trình ngầm đô thị

Công trình ngầm đô thị là gì?

Căn cứ tại Khoản 19 Điều 3 Luật quy hoạch đô thị năm 2009, quy định "Không gian ngầm" là không gian dưới mặt đất được quy hoạch để sử dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị.

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định “Công trình ngầm đô thị” là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.

Như vậy, có thể hiểu không gian xây dựng ngầm đô thị là không gian dưới mặt đất được sử dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị.

(Toàn bộ văn bản quy định về công trình ngầm đô thị. Nguồn hình: Internet)

Phân loại công trình ngầm đô thị

Căn cứ theo Khoản 5 đến Khoản 12 Điều 2 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định công trình ngầm đô thị là những công trình dưới mặt đất, được xây dựng tại đô thị bao gồm:

Công trình công cộng ngầm” là công trình phục vụ hoạt động công cộng được xây dựng dưới mặt đất.

Công trình giao thông ngầm” là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).

Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm” là các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas… được xây dựng dưới mặt đất.

Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm” là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.

Phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất” là tầng hầm (nếu có) và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất.

Tuy nen kỹ thuật” là công trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì các thiết bị, đường ống kỹ thuật.

Hào kỹ thuật” là công trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để lắp đặt các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật.

Cống, bể kỹ thuật” là hệ thống ống, bể cáp để lắp đặt đường dây, cáp ngầm thông tin, viễn thông, cáp truyền dẫn tín hiệu, cáp truyền hình, cáp điện lực, chiếu sáng.

Nguyên tắc quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý trên cơ sở giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị trên địa bàn mình quản lý.

- Không gian xây dựng ngầm đô thị phải được quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng. Quy hoạch, phát triển không gian đô thị trên mặt đất phải kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng an toàn và hiệu quả không gian ngầm.

- Việc sử dụng không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

- Chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu nhà ở mới và các tuyến đường phố mới xây dựng hoặc cải tạo, mở rộng có trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để bố trí, lắp đặt các đường dây và đường ống kỹ thuật theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đô thị cũ, đô thị cải tạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có kế hoạch đầu tư xây dựng cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để từng bước hạ ngầm đường dây, cáp nổi.

- Việc xây dựng công trình ngầm đô thị phải tuân thủ các quy định sau:

+ Quy hoạch đô thị, quy chuẩn về xây dựng ngầm, giấy phép xây dựng;

+ Không được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi có nhu cầu xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất đã được xác định (trừ phần đấu nối kỹ thuật của hệ thống đường dây, đường ống ngầm) thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

+ Bảo đảm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân công trình và các công trình lân cận; không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác, vận hành của các công trình lân cận cũng như các công trình đã có hoặc đã xác định trong quy hoạch đô thị.

Tổng hợp văn bản quy định về công trình ngầm đô thị

1

Luật Quy hoạch đô thị 2009

Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Trong đó, không gian ngầm được quy định tại khoản 19 Điều 3; quản lý không gian ngầm quy định tại Điều 67.

2

Luật Đất đai 2024

Luật đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai; quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong đó, cần lưu ý quy định về đất xây dựng công trình ngầm được quy định tại Điều 216.

3

Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị

Nghị định 39/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/05/2010 quy định về quản lý không gian xây dựng ngầm tại các đô thị ở Việt Nam. Trong đó cần lưu ý các quy định sau đây:

+ Điều 3 quy định về nguyên tắc quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị

+ Điều 5 quy định về sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm đô thị

+ Điều 8 quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu và lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng ngầm đô thị

+ Điều 10 quy định về quy định về quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị

+ Điều 15 quy định về giấy phép xây dựng công trình đường dây ngầm, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật

+ Điều 16 quy định về giấy phép xây dựng công trình giao thông ngầm, công trình công cộng ngầm, tuy nen và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm

+ Các mẫu giấy phép xây dựng công trình ngầm.

4

Nghị định 102/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai

Nghị định 102/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 quy định chi tiết Luật Đất đai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất; các chế độ sử dụng đất; giải quyết tranh chấp đất đai.

Trong đó cần lưu ý Điều 98 quy định hướng dẫn về đất xây dựng công trình ngầm.

5

Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Nghị định 103/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 quy định về tiền sử dụng đất; tiền thuê đất; tiền nộp bổ sung (tiền sử dụng đất tăng thêm, tiền thuê đất tăng thêm) đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất

Trong đó, cần lưu ý quy định tại Điều 27 hướng dẫn về đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm.

6

Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

Thông tư 11/2010/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến dữ liệu công trình ngầm đô thị tại Việt Nam. Đối với dữ liệu công trình ngầm phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.8.126
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!