Biểu số 2: TNX-CHN | THU CHĂN NUÔI CỦA XÃ NĂM 20 …. | Đơn vị báo cáo: - UBND xã . . . . . . . . . . . . . Đơn vị nhận báo cáo: - BCĐ XD NTM huyện. . . . . - Chi cục Thống kê huyện…...... |
Tên sản phẩm | Đơn vị tính | Sản lượng thu hoạch | Đơn giá (triệu đồng) | Giá trị sản lượng (triệu đồng) | Ghi chú |
A | B | 1 | 2 | 3(=1x2) | 4 |
1. Gia súc | x | x | x | | |
- Trâu | Tấn | | | | |
- Bò | Tấn | | | | |
- Lợn/heo | Tấn | | | | |
- …. | | | | | |
2. Gia cầm | x | x | x | | |
- Gà Tấn | Tấn | | | | |
- Vịt Tấn | Tấn | | | | |
- ….. | | | | | |
3. Chăn nuôi khác | x | x | x | | |
- Thỏ Tấn | Tấn | | | | |
- Rắn Tấn | Tấn | | | | |
-. ….. | | | | | |
4. Sản phẩm không qua giết mổ | x | x | x | | |
- Trứng | 1000 quả | | | | |
- Sữa | Lít | | | | |
-. ..... | | | | | |
TỔNG SỐ | x | x | x | | x |
Lưu ý:
+ Không tính: Sản phẩm dở dang, sản phẩm phụ chăn nuôi, phần thu hoạch của người không phải là NKTTTT của xã cho dù có hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xã.
+ Tính cả phần thu hoạch từ sản xuất chăn nuôi của NKTTTT của xã chăn nuôi ở địa bàn ngoài xã.
+ Đơn giá lấy theo thực tế bình quân năm tại địa phương (có thể tham khảo các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện/TX).
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên)
| Ngày . . . . tháng . . .năm 20 . . . Chủ tịch UBND Xã (Ký tên, đóng dấu) |
IV. GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO
2. Biểu số 2: TNX-CHN. Thu chăn nuôi của xã
a. Mục đích, ý nghĩa: Thu thập thông tin để tính thu trong 1 năm của NKTTTT của xã từ sản phẩm chính chăn nuôi.
b. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Khái niệm/nội dung/phương pháp tính
Biểu này chỉ tính đối với các loại sản phẩm chăn nuôi chính đã thu hoạch trong năm do NKTTTT của xã tự chăn nuôi. Không bao gồm:
(i) Sản phẩm dở dang chưa cho thu hoạch. (ii) Sản phẩm phụ chăn nuôi.
(iii) Dịch vụ chăn nuôi.
(iv) Nuôi gia công cho doanh nghiệp, trang trại hoặc cho người không phải NKTTTT của xã.
Sản lượng thu hoạch là lượng đã giết mổ hoặc bán trong năm. Đối với sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ là số đã sản xuất ra trong năm.
Có thể tính sản lượng thu hoạch căn cứ vào:
(1) Số đầu con theo từng loại.
(2) Tỷ lệ số con bán, giết thịt;
(3) Trọng lượng bình quân 1 con bán, giết thịt.
(4) Số trứng/Sản lượng sữa bình quân 1 con trong 1 năm
Công thức:
Sản lượng thịt thu hoạch = (Số đầu con) x (Tỷ lệ bán, giết thịt) x (trọng lượng bình quân 1 con).
Sản lượng trứng = (số con đẻ trứng) x (số trứng bình quân 1 con).
Sản lượng sữa = (số con bò cái sữa) x (sản lượng sữa bình quân 1 con).
Đơn giá: Lấy theo giá bán thực tế bình quân năm tại địa phương. Có thể tham khảo kết quả một số cuộc điều tra thống kê.
Giá trị sản lượng: Là trị giá sản lượng thu hoạch theo giá thực tế bình quân năm tại địa phương.
+ Cách ghi biểu
- Cột A: Liệt kê các sản phẩm chính chăn nuôi do NKTTTT của xã đã thu hoạch trong năm.
- Cột B: Ghi đơn vị tính của các sản phẩm chăn nuôi.
- Cột 1: Ghi sản lượng thu hoạch trong năm của từng sản phẩm chăn nuôi tương ứng với đơn vị tính tại cột B.
- Cột 2: Ghi giá bán thực tế bình quân năm theo từng loại sản phẩm tại địa phương.
- Cột 3: Giá trị sản lượng = Sản lượng (cột 1) x Đơn giá (cột 2)
c. Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:
Phạm vi: Tính thu tất cả sản phẩm chăn nuôi do NKTTTT của xã thu hoạch trong năm.
Như vậy, người là NKTTTT của xã nếu chăn nuôi và thu hoạch các sản phẩm ở ngoài xã thì phần thu này vẫn được tính vào thu của xã. Ngược lại, không tính phần thu của những người không là NKTTTT của xã, cho dù có chăn nuôi và thu hoạch sản phẩm trên địa giới hành chính của xã.
Trường hợp NKTTTT của xã liên doanh, liên kết với NKTTTT ngoài xã thì chỉ tính phần thu hoạch của NKTTTT của xã (có thể dựa vào tỷ lệ góp vốn để tính sản lượng thu hoạch này).
Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
d. Nguồn số liệu:
- Báo cáo thống kê cấp xã;
- Tham khảo các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện.